Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Bệnh sốt xuất huyết là gì? Và các triệu chứng thường thấy của bệnh

Bệnh sốt xuất huyết là gì? Và các triệu chứng thường thấy của bệnh

Hiện nay, rất nhiều người đang giữa cơn dịch sốt xuất huyết nhưng rất may là họ vẫn chưa bị lây nhiễm. Lúc này, họ rất lo lắng không biết có cách nào hiệu quả để phát hiện ra bệnh ngay lập tức? Vì virus sốt xuất huyết sẽ không bỏ qua ai và có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây đã gửi đến bạn đọc nhiều dấu hiệu cũng như triệu chứng giúp bạn phát hiện bệnh sớm. Đừng bỏ qua nhé!

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong tháng 9/2020, tỷ lệ mắc một số bệnh thông thường có những biến động như sau: Tỷ lệ trẻ mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong tháng 9, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 và là tỷ lệ bình quân trong 5 năm trở lại đây. Dự báo trong thời gian tới, số người nhập viện do sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em sẽ tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp, đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Virus này có thể xuất hiện ở tất cả các nước / vùng có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh này phổ biến khắp cả nước. Bệnh tồn tại quanh năm, nhưng bùng phát nặng nhất vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh này

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh này

Như đã nói ở trên, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra và có thể lây qua muỗi đốt. Có 4 loại vi rút sốt xuất huyết, được đại diện là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Muỗi nhiễm bệnh là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus, có thể cắn (chọc thủng) da và đưa vi rút vào máu người.

Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi đốt, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 – 7 ngày, sau đó sẽ biểu hiện ra bên ngoài.

Khi đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh. Trong khi đó, có tới 4 chủng virus khác nhau; điều đó đồng nghĩa với việc bạn vẫn có khả năng tái bệnh do những loại khác.

Theo các chuyên gia, yếu tố hàng đầu khiến bạn dễ có nguy cơ mắc sốt xuất huyết là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, cần phải có một giải pháp mới; an toàn nhằm mục đích giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt virus sốt xuất huyết; tăng cường sức đề kháng; nâng cao hệ miễn dịch giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan và đẩy lùi virus nhanh chóng. Đồng thời, giúp cải thiện các triệu chứng; và kiểm soát các biến chứng sốt xuất huyết có thể xảy ra.

Các triệu chứng của bệnh sốt suất huyết

Các triệu chứng của bệnh sốt suất huyết

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có các biểu hiện như:

  • Sốt cao (bằng hoặc hơn 40oC), kèm nôn ói, đau đầu, đau mỏi cơ, đau sau hốc mắt.
  • Xuất huyết dạng chấm trên da; chảy máu cam; nôn ra máu; tiêu chảy ra phân đen; hành kinh kéo dài nếu trùng với chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau tức tự nhiên hay khi ấn vùng hạ sườn phải. Bác sĩ thăm khám có thể thấy gan to dưới bờ sườn phải, mềm và đau.

Nếu bệnh có diễn tiến tích cực, hiện tượng sốt sẽ giảm dần; người bệnh dần ăn uống trở lại, hết cảm giác buồn nôn và đau ở sườn. Giai đoạn này có thể xuất hiện các ban hồi phục với tình trạng đỏ da ngắn vài giờ hay vài ngày ở bàn tay, bàn chân, kèm theo cảm giác ngứa hay chấm xuất huyết li ti ở các vùng da trên.

Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao, kéo dài từng cơn; kèm theo một số triệu chứng sau thì rất có thể bệnh trở nặng; và dễ gây biến chứng nguy hiểm như:

dễ gây biến chứng nguy hiểm

  • Sốt cao liên tục hay giảm đột ngột.
  • Đau hạ sườn phải nhiều hơn.
  • Nôn nhiều, ăn kém, tay chân lạnh.
  • Biểu hiện xuất huyết da niêm mạc nhiều; nặng như chảy máu mũi, răng, nôn máu, xuất huyết âm đạo, tiểu ra máu…
  • Xét nghiệm cho thấy tiểu cầu giảm nặng (dưới 50.000 tiểu cầu/microlít); và tỉ số dung tích hồng cầu trên dung tích máu toàn phần tăng nhiều hơn 50% so với mức bình thường.

Nếu bạn hoặc người thân bạn có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết do trang NMN cung cấp trên, thì hãy đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra và chữa trị một cách tốt nhất nhé!

Nguồn: nhiemvirus.online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.