Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để chóng hồi phục?

Khi bị tiêu chảy, việc điều chỉnh chế độ ăn; đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh đối phó với tình trạng tiêu chảy và nhanh chóng hồi phục. Khó chịu đường tiêu hóa là bệnh lý về hệ tiêu hóa thường gặp đối với hầu hết mọi người. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng phụ của thuốc hoặc một số bệnh lý như viêm đại tràng. Vậy nên ăn gì, không nên ăn gì khi bị tiêu chảy? Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng NMN để có những thông tin.

Nên ăn gì

Bổ sung nước

Bổ sung nước

Những người bị đau bụng, tiêu chảy ít nhiều sẽ bị mất nước. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, thậm chí là kiệt sức. Vì vậy, người bệnh cần tích cực bổ sung nước, nước trái cây hoặc một số loại trà để cơ thể tạo độ ẩm và chất điện giải:

  • Nước: Bạn nên uống hơn 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Nước hợp vệ sinh và không bị nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng
  • Nước khoáng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như dưa hấu, thanh long, cà chua …
  • Một số loại trà có tác dụng kháng khuẩn trị tiêu chảy: trà hoa cúc, trà vỏ cam, trà gừng …

Thêm tinh bột

Thực phẩm ít chất xơ, tinh bột không chỉ dễ tiêu hóa. Mà còn là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt; giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm giàu tinh bột được khuyến nghị bao gồm:

  • Gạo trắng
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Lúa mì
  • Lúa mạch
  • Ngũ cốc

Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các món ăn được chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp…

Ăn hoa quả ít chất xơ

Ăn hoa quả ít chất xơ

Người đau bụng tiêu chảy nên ăn gì? Một số loại hoa quả dưới đây không chỉ ít chất xơ mà còn hỗ trợ tiêu hóa cho người tiêu chảy rất tốt:

  • Chuối với đặc tính mềm, dễ tiêu hóa rất tốt cho người tiêu chảy. Bên cạnh đó, chuối có lượng kali tương đối lớn, giúp bù lượng chất điện phân đã mất do đi ngoài kéo dài
  • Táo có chứa chất xơ hòa tan pectin dễ tiêu hóa. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 quả táo sẽ giúp giảm triệu chứng tiêu chảy rõ rệt
  • Việt quất có chứa chất anthocynide có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Đồng thời, loại quả này còn có đặc tính làm se, giúp kết dính và giảm bài tiết chất lỏng hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Bổ sung probiotics

Bổ sung một lượng đúng và đủ lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus. Có tác dụng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón… phòng ngừa các bệnh lý tiêu hóa.

Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi đi vào cơ thể sản sinh nhanh chóng hình thành lớp màng sinh học, lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng….

Bên cạnh đó, Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme và vitamin kích thích tiêu hóa, giúp ngon ăn miệng hơn, từ đó sức khỏe người bệnh mau phục hồi.

>> Tìm hiểu thêm về Dinh dưỡng theo bệnh lý

Nên kiêng gì?

Bên cạnh vấn đề đau bụng tiêu chảy nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa trong thời gian bị bệnh. Dưới dây là một số thực phẩm người bệnh nên kiêng:

Sữa

Trong thời gian bị tiêu chảy, người bệnh cần hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Bởi chúng có chứa đường lactose khó tiêu hóa, dễ làm trầm trọng hơn tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.

Thực phẩm ngọt

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể khiến lượng insulin trong máu tăng đột biến, dễ gây lạnh bụng và đi ngoài nhiều hơn.

Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích

Vốn dĩ rượu bia và các đồ uống có ga không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với người bị đau bụng tiêu chảy. Khi tiêu thụ các loại đồ uống này, chúng sẽ kích thích niêm mạc ruột, làm trầm trọng hơn triệu chứng đi ngoài. Không những thế, các loại đồ uống có ga còn chứa rất nhiều chất bảo quản, acid citric gây hại cho dạ dày, đầy hơi, đau bụng.

Đồ ăn tái, sống

Rau sống hay các đồ ăn tái có thể chứa một lượng lớn các vi khuẩn gây hại hoặc kí sinh trùng. Khi tiêu thụ các loại đồ ăn này; đồng nghĩa với việc đưa một lượng lớn các vi khuẩn gây hại vào cơ thể. Bởi vậy, không chỉ người đau bụng đi ngoài, mà người bình thường cũng nên hạn chế các món ăn này.

Đồ ăn khó tiêu

Đồ ăn cay nóng sẽ hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, đồng thời chúng kích thích niêm mạc ruột, khiến cho tình trạng đau bụng tiêu chảy lâu cải thiện.

Song song với đó, người tiêu chảy cũng được khuyên nên dùng các món ăn đơn giản như luộc hấp. Đồng thời, người bệnh cần tránh các thức ăn chiên, xào, chứa nhiều dầu mỡ. Bởi các món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm tăng tình trạng đầy hơi, đi ngoài.

Nguồn: colon.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.