Trong khi dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu, người cao tuổi chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuân thủ hướng dẫn phòng dịch Covid-19
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi ra khỏi nhà; nhất là khi tiếp xúc với nhiều người; Khi rời khỏi nhà, vui lòng đeo khẩu trang đúng cách; không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang và không sử dụng lại khẩu trang cũ; Sau mỗi lần sử dụng, mặt nạ vải cần được giặt sạch và lau khô.
Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che mũi và miệng bằng khăn tay,khẩu trang hoặc khuỷu tay để bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh; Do hệ miễn dịch của người cao tuổi còn yếu nên tuyệt đối tránh đến những nơi đông người;tiếp xúc với các nguồn có nguy cơ lây nhiễm bệnh; Ngoài ra, người cao tuổi cần giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát; sử dụng quạt thay cho điều hòa.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
Uống đủ nước
Cơ thể đủ nước sẽ giúp hệ bài tiết “hộ tống” các chất thải và giúp hệ miễn dịch loại bỏ các mầm bệnh; Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước trái cây; sữa để bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết; Người cao tuổi cũng nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Bổ sung lượng vitamin và khoáng chất đầy đủ
Rau xanh và trái cây tươi chính là chìa khóa giúp tăng cường vitamin và khoáng chất; giúp hệ miễn dịch hoạt động tích cực và hiệu quả;Các vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường và tổng hợp protein;Vitamin A giúp xây dựng hàng rào bảo vệ, tái tạo và phục hồi niêm mạc đường hô hấp; đường tiêu hóa và đường tiết niệu bị tổn thương; Vitamin D có thể chuyển hóa canxi, do đó thúc đẩy hoạt động của tế bào;Kẽm được sử dụng để tham gia vào quá trình sinh hóa và trao đổi chất trong cơ thể; Cần bổ sung I-ốt có thể sản xuất hormone tuyến giáp và giúp kích thích hoạt động của các tế bào khác nhau trong cơ thể.
Cung cấp đủ các chất đạm
Hệ miễn dịch được xây dựng phần lớn từ chất đạm mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Người cao tuổi nên đảm bảo đủ lượng chất đạm hàng ngày, ưu tiên lựa chọn các loại chất đạm dễ tiêu hoá, có đầy đủ các acid amin thiếu yếu. Các loại thức ăn giàu đạm tốt mà người cao tuổi có thể ăn là cá béo, sữa, trứng, thịt trắng…
Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu
Khi ngủ sâu, các cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và hồi phục. Để tăng đề kháng để chống chọi với Covid-19, không chỉ người cao tuổi mà tất cả mọi người cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Đặc biệt thời gian vàng để ngủ sâu là từ 22h đêm đến 3h sáng hôm sau, lúc đó cơ thể tập trung nguồn lực để phục hồi, tái tạo hiệu quả và tối ưu các mô tế bào bị tổn thương và lão hóa.
Tăng cường vận động
Người cao tuổi thường hay bị mệt mỏi nên ngại vận động. Đây là dấu hiệu bình thường khi cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hoá. Để năng vận động, đôi khi cần có sự hỗ trợ, động viên từ người bạn đời, bạn bè hoặc từ con cháu. Hai hay nhiều người cùng tập luyện sẽ có thêm động lực và niềm vui. Ngoài tập dưỡng sinh, đi bộ, bậc cao niên có thể tập các môn có cường độ thể lực trung bình thấp như đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội… một cách nhẹ nhàng.
Ngoài cách phòng chống dịch covid-19 cho người cao tuổi, còn có nhiều Phương pháp phòng bệnh khác với rất nhiều thông tin bổ ích cho các bạn tham khảo.
Thận trọng khi có bệnh mãn tính
Người cao tuổi khi có các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp… sẽ dễ có nguy cơ lây nhiễm virus hơn. Những căn bệnh này khiến các hệ cơ quan giảm chức năng, hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khỏe mạnh để phòng, chống lại các mầm bệnh khác.
Phần lớn các ca tử vong do cúm hàng năm chủ yếu là người trên 65 tuổi. Do đó, người cao tuổi nên lưu ý điều trị tốt bệnh lý đang có. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào nên báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ quan y tế khám càng sớm càng tốt. Với người có các bệnh mạn tính, việc bổ sung dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng cá thể, từng bệnh lý, nhưng quan trọng là ăn chín, uống sôi, đủ chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh
Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lạc quan hay tình trạng căng thẳng đều có tác động không nhỏ đến hệ miễn dịch của con người;đặc biệt người cao tuổi. Giáo sư tâm lý học Suzanne Segerstrom, Đại học Kentucky (Mỹ) cho biết; khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh hơn; các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả đối với các virus hoặc vi trùng xâm nhập.
Người cao tuổi không nên để mình rơi vào cảm giác cô độc giữa một gia đình đông đủ, nên thường xuyên trò chuyện với người thân để chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. Con cháu cũng nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của bố mẹ để các cụ lạc quan, yêu đời, từ đó có thể miễn nhiễm với nhiều bệnh.Mong rằng bài viết tại NMN đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.
Nguồn: toplist.vn