Theo nghiên cứu khoa học, tia cực tím xuất hiện ở ánh nắng mặt trời, nằm ở dải sóng 400-100nm; là loại bước sóng dài hơn tia X-quang. Ngày nay, trái đất phải hứng chịu tia cực tím ngày càng nhiều do tầng ozone bị thủng ngày càng lớn. Tia cực tím có ảnh hưởng vô cùng lớn với sức khỏe con người. Do vậy chúng ta cần có những phương pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ảnh hưởng tiêu cực mà tia cực tím tác động đến.
Ảnh hưởng có lợi của tia cực tím
Với vai trò giúp tổng hợp vitamin D; chống còi xương;… tia cực tím mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn đối với sức khỏe của con người. Hơn nữa nó con giúp phòng ngừa ung thư ruột kết; chữa một số bệnh ngoài da; …
Mặt hại
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, tầng khí quyển bảo vệ trái đất ở một số khu vực bị thủng nghiêm trọng; tạo điều kiện cho bức xạ tia cực tím có năng lượng mạnh tác động xuống mặt đất.
Làm sạm da, cháy da
Lượng lớn tia cực tím có thể gây nên một số bệnh về da như sạm da; lão hóa da; bỏng nắng; ung thư da hoặc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể… Ngoài ra còn làm làn da bị cháy nắng bởi tiếp xúc với tia UVB độc hại. Về cơ bản, cháy nắng là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể. Da bao gồm tế bào sắc tố là melanin; được tạo da từ các tế bào da có tên là melanocytes. Melanin hấp thụ tia cực tím và biến nó thành nhiệt. Khi cơ thể cảm nhận được nhiệt nóng từ ánh sáng mặt trời, nó chuyển melanin đến các tế bào xung quanh; và cố gắng bảo vệ chúng khỏi những tổn thương có thể gây ra. Điều này khiến cho da trở nên tối màu hơn.
Ung thư da
Bức xạ cực tím (Ultraviolet radiation) là thành phần trong ánh sáng mặt trời; trong đó quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) do có thể gây tổn thương gen DNA của tế bào da. Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị phỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Và quan trọng hơn cả, ung thư da xảy ra nhiều hơn đối với những người ở khu vực quanh năm có nhiều ánh sáng mặt trời. Họ thường dành nhiều thời gian làm việc ở ngoài trời khi không có quần áo bảo hộ và kem chống nắng.
Một số người nghĩ về việc chống tia UV chỉ khi họ dành một ngày ở hồ, bãi biển hoặc hồ bơi. Nhưng tiếp xúc với tia UV tăng lên từng ngày, và nó xảy ra mỗi khi bạn ở dưới ánh mặt trời. Mặc dù ánh sáng mặt trời là nguồn tia UV chính, nhưng bạn không nên tránh ánh nắng mặt trời hoàn toàn.
Tránh tác hại của tia cực tím
Sử dụng các vật dụng bảo vệ da
Để tránh tác hại của tia UV, các chuyên gia khuyên cần hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt; cố gắng tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát. Khi ra ngoài trời nắng, cần đội nón rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng ô; hoặc đeo mắt kính màu sậm; đeo khẩu trang, mặc áo khoác và thoa kem chống nắng…
Tránh tiếp xúc với ánh nắng quá lâu
Một cách rõ ràng nhưng rất quan trọng để hạn chế tiếp xúc với tia UV là tránh ở ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Điều này đặc biệt quan trọng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất.
Màu sắc quần áo phù hợp
Khi bạn ra ngoài nắng, mặc quần áo chống tia UV để che chắn cho da. Quần áo chống nắng cung cấp mức độ chống tia cực tím khác nhau. Màu tối thường bảo vệ nhiều hơn màu sáng. Một loại vải dệt chặt bảo vệ tốt hơn so với quần áo dệt lỏng lẻo. Vải khô thường bảo vệ nhiều hơn vải ướt.
Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia cực tím độc hại
Kem chống nắng là sản phẩm bạn bôi lên da để bảo vệ da khỏi tia UV. Nhưng điều quan trọng cần biết là kem chống nắng chỉ là một bộ lọc – nó không chặn tất cả các tia UV. Kem chống nắng không nên được sử dụng như một cách để kéo dài thời gian của bạn dưới ánh mặt trời. Ngay cả khi sử dụng kem chống nắng đúng cách, một số tia UV vẫn có thể vượt qua lớp bảo vệ. Bởi vì điều này, kem chống nắng không nên được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn. Hãy xem xét kem chống nắng là một phần trong kế hoạch bảo vệ ung thư da của bạn; đặc biệt nếu ở trong bóng râm và mặc quần áo chống nắng không có sẵn như là lựa chọn đầu tiên của bạn.
Hãy truy cập vào nmn.vn để biết nhiều phương pháp bổ ích hơn nhé.
Nguồn: pbgdpl.hanoi.gov.vn