Tăng huyết áp với nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe không chỉ ở người cao tuổi mà còn lan dần đến giới trẻ. Để phòng tránh “kẻ giết người không dao” này cần có những phương pháp bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Biến chứng sau tăng huyết áp
Không chỉ là áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch; tăng huyết áp còn đem đến nhiều biên chứng ảnh hưởng nghiêm trọng với hệ tim. Sự không phát hiện và kiểm soát chặt chẽ sẽ khiến căn bệnh tạo ảnh hưởng lan rộng đến cả tim mạch; gây đột quỵ…
Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, nhũn não, xuất huyết não, mờ mắt, bệnh động mạch ngoại vi, phình hoặc phình tách thành động mạch; các biến chứng không những gây đau đớn cả về cơ thể và tinh thần; mà nó còn tạo gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân và xã hội.
Nguồn cơ huyết áp tăng
Ngoài lí do liên quan đến tuổi già; cơ quan chức năng trong cơ thể suy giảm thì còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Ngay trong thói quen ăn uống; sinh hoạt không điều độ và lành mạnh đã góp phần lớn trong gia tăng ca bệnh huyết áp cao. Không chỉ thế, cao huyết áp còn liên quan đến các bệnh lí về thận; nội tiết; tim mạch; và cả tiền sử gia đình…
Cách kiểm soát cao huyết áp
Việc điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và tổng thể dựa trên sự kết hợp giữa nhiều chế độ: Tập luyện, ăn uống, thư giãn đầu óc và sử dụng thuốc. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể phòng ngừa hoặc giảm thiểu dấu hiệu bệnh lý.
Đối với người thừa cân hoặc béo phì
Thực tế rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân. Nguy cơ huyết áp cao thường tăng dần ở phụ nữ cao tuổi sau mãn kinh, những người béo phì, bụng to (với vùng bụng >85cm ở nữ và >95cm ở nam).
Đối với trường hợp này, cần có một chế độ ăn kết hợp với tập luyện dành cho bạn. Khi cân nặng giảm xuống, huyết áp của bạn cũng giảm theo đáng kể.
Lựa chọn thực đơn ăn uống hợp lý để tránh cao huyết áp
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp làm giảm huyết áp và kiểm soát cân nặng. Chế độ ăn hợp lý được đề xuất như sau:
Nên ăn:
Hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt, các loại đậu…, thực phẩm nhiều xơ. Nên ăn thức ăn không có mỡ và rất ít mỡ, tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật, dầu cá; ăn các loại hải sản giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích..và mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 95g các chế phẩm từ sữa như sữa chua.
Không nên ăn:
Các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò…, lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh và thực phẩm ăn sẵn chiên rán. Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt…
Nếu có thể nên cắt giảm tối đa muối trong khẩu phần ăn hàng ngày vì Natri, một thành phần chính có trong muối thường giữ nước, tăng gánh nặng cho tim. Càng ăn nhạt, càng tiêu thụ ít muối (dưới 5g/ngày) thì càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp.
Rèn luyện thể lực thường xuyên giảm huyết áp
Luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm cân nặng, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng. Để phòng ngừa tăng huyết áp chúng ta nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Các bài tập có thể đa dạng từ đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, tập aerobic hoặc bơi lội..v.v..tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người.
Thay đổi lối sinh hoạt thói quen không phù hợp
Bỏ hút thuốc lá:
Các nghiên cứu chỉ rõ việc hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp. Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Hạn chế uống rượu quá mức:
Việc uống nhiều rượu sẽ dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Hạn chế stress, căng thẳng quá mức:
Stress thường dẫn đến những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi; lạm dụng rượu bia, thuốc lá…; gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.
Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng và biến chứng cao huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm mang tính chất kéo dài; tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó để phòng chống tăng huyết áp người trưởng thành nên thường xuyên đo kiểm tra huyết áp; để phát hiện sớm các dấu hiệu. Người bị bệnh tăng huyết áp ngoài việc áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt; còn cần được theo dõi bệnh lý lâu dài và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Hãy truy cập vào nmn.vn để biết nhiều phương pháp bổ ích hơn nhé.
Nguồn: vinmec.com