Cây sống đời (phương ngữ miền Nam) còn được gọi là cây thuốc bỏng, cây trường sinh,… Tên khoa học của nó là: Kalanchoe pinnata (Lamk. ) Pers. Cây này thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae).
Hình dạng cây sống đời (lá bỏng)
Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ. Lá dùng để đắp lên vết bỏng. Đó là lý do mà tên của nó là cây lá bỏng.
Dùng làm thuốc là phần: lá cây tươi, từ lá đến lá già (không dùng lá khô). Thành phần hóa học của lá sống đời: axit malic, axit fumaric, axit xitric, axit iso-citric, axit alpha-cytogluteric, axit cic-aconic.
Cây lá bỏng là cây thuốc có xung quanh ta;nó có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá rất tốt, đây cũng là đặc điểm chung của nhóm Bryophyllum thuộc chi Kalanchoe.
Cây thuốc bỏng được trồng và mọc tự nhiên tại nhiều vùng thuộc châu Á, Thái Bình Dương và Caribe.
Lá sống đời có vị tươi, nhạt,thanh mát kèm ít vị chua, tính bình; không độc (động vật ăn cỏ gây ngộ độc thần kinh khi ăn nhiều), có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn (tác dụng với cả vi khuẩn gram dương và gram âm, cũng như vi khuẩn có mủ xanh), làm giãn cơ, giảm đau, chống chảy máu.
Một số công dụng của cây sống đời
Dùng để giải rượu: Người say nên uống 500 ml nước lá, sau đó nằm nghỉ 10 phút, sau đó sẽ cai rượu. Nếu say nhiều, hãy cho lá vào nhai (nuốt phần còn lại), sau 15 phút sẽ trở lại bình thường.
Chữa viêm amidan, sưng lợi: Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Sau khi nhai, ngậm trong 1 phút, sau đó nuốt phần còn lại (đến 3 hoặc 5 ngày sau sẽ khỏi).
Điều trị viêm tai giữa:
Vắt lấy nước nhỏ trong tai nhiều lần trong ngày dùng trong 5 ngày.
Chữa bệnh viêm xoang: Vắt lấy nước cốt lá sống đời, tẩm vào bông, chấm vào lỗ mũi bên sưng (nếu sưng cả hai bên thì đắp vào bên phải thuốc mới sau 2 giờ), Dùng kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần ngày, liên tục 3-5 ngày.
Chữa bệnh về viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột, đi cầu ra máu, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại: Uống nước lá 500 ml/lần x nhiều lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh liên tục (nên giã nát lá đắp vào búi trĩ ngoại rồi đắp băng gạc). Dùng băng dính dán lại. (Trước khi bôi thuốc phải chú ý rửa sạch hậu môn).
Chữa bỏng nông do nhiệt:
Giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi (Bị bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).
Chữa chảy máu cam: vò nát lá nhét vào lỗ mũi nơi chảy máu.
Hỗ trợ giảm đau do thấp khớp cấp, viêm khớp gối, viêm gót chân: Vắt nước lá lấy 50ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi.
Chữa mất ngủ: uống 50ml nước vắt lá 2 giờ trước khi đi ngủ.
Cách chế nước vắt lá cây sống đời để uống: hái 50-60g lá tươi rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Cối, chày, mảnh vải gạc để vắt đều tiệt trùng trước khi sử dụng. Giã nát lá rồi cho vào gạc vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml. Bã để đắp.
Xung quanh ta còn rất nhiều cây tưởng chỉ làm cảnh nhưng thật ra lại ẩn chứa vô vàng bài thuốc;hãy cùng nmn.vn khám phá nha.
Nguồn: suckhoedoisong.vn