Bông cải xanh có chứa hàng chục hoặc hàng trăm siêu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe; chống lại bệnh tật và đặc biệt là ngăn ngừa ung thư. Loại rau này dường như quen thuộc với mọi bữa ăn; nhưng có lẽ nhiều người chưa biết cách sử dụng cũng như ăn và chế biến đúng cách. Khi mua bông cải xanh, nên chọn những bông cải có thân cứng, mỏng, giòn, chọn những bông có cánh hoa căng và hơi xanh, nếu hoa có lá thì lá phải sống động, không bị héo.
Bông cải xanh giúp tăng hệ miễn dịch
Trong bông cải xanh có sự hiện diện của một lượng lớn vitamin C. Đây là dưỡng chất thiết yếu có tác dụng tăng sức đề kháng; giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh được nhiều bệnh tật. Ngoài ra thành phần Sulforaphane kích thích một loạt các yếu tố bảo vệ chống oxy hóa trong cơ thể; góp phần làm giảm căng thẳng và làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch.
Đường trong máu được ổn định nhờ bông cải xanh
Sulforaphane khuyến khích sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu; và làm giảm số lượng của các phân tử gây tổn thương tế bào – gọi là Reactive Oxygen Species (ROS) – lên đến 73%. Những người bị bệnh tiểu đường có đến năm lần nhiều khả năng phát triển bệnh tim mạch; như nhồi máu cơ tim và đột quỵ – cả hai đều được kết nối với các mạch máu bị hư hỏng. Ăn bông cải xanh có thể giúp đảo ngược một số thiệt hại này.
Hơn nữa, loại rau củ này còn là nguồn cung cấp crom dồi dào; loại chất giúp điều tiết insulin, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường; đem đến một lượng dinh dưỡng không thể thiếu.
Phòng ngừa được một số bệnh khác
Chính một lượng lớn thành phần sulforaphane trong bông cải xanh khi vào cơ thể có nhiệm vụ phong tỏa các enzyme phá hoại và làm tổn thương sụn. Các chuyên gia cho rằng việc đưa bông cải xanh vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp làm chậm và thậm chí ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Khi không nấu chín, bông cải xanh chứa một lượng nhỏ chất có khả năng bảo vệ ADN trước sự tấn công của các enzyme oxy hóa − một trong những tác nhân gây ung thư. Khi bạn nhai, các tế bào trong bông cải xanh bị đứt gãy và giải phóng một loại enzyme đặc biệt. Nhờ enzyme này mà một chất hóa học gọi là sulphoraphanes được hình thành. Một số phân tử hợp chất mới được gắn thêm một nguyên tử sulphur và hoạt động cơ chế đối kháng các độc tố sinh ung thư. Song song đó, trong bông cải xanh còn có thêm protein ESP với nhiệm vụ tạo ra sự cân bằng cho các sulphoraphane kém sulphur.
Hướng dẫn chế biến bông cải xanh
Không vứt cuống: Bởi cuống là bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả bông cải; thậm chí chúng còn có vị ngọt hơn rất nhiều. Để dễ ăn hơn, hãy bóc lớp vỏ bên ngoài trước khi nấu và nấu lâu hơn so với các bộ phận khác.
Ăn cả lá: Hàm lượng beta-carotene có trong lá cao gấp nhiều lần so với các bộ phận khác. Nếu ăn bông cải xanh kèm theo lá sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh và phòng chống căn bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
Chỉ nên luộc hoặc hấp sơ: Đây là phương pháp chế biến không làm mất các dưỡng chất bên trong. Thậm chí nếu được bạn có thể ăn sống, tác dụng còn tuyệt vời hơn cho sức khỏe.
Hi vọng những kiến thức mà nmn đem lại sẽ đến cho bạn cách sử dụng bông cải đúng cách.
Nguồn: dinhduong.online