La hán quả còn được gọi với cái tên gọi khác là giả khổ qua. Tên khoa học của nó là: Momordica grosvenori Swingle. , Họ bầu bí. La Hán quả là một loài cây đặc biệt ở Quế Lâm và Quảng Tây, Trung Quốc, ngày nay các loại trái cây sấy khô hoặc chế phẩm được bán ở các cửa hàng thuốc bắc, cửa hàng nước giải khát và cửa hàng bánh kẹo.
Nguồn gốc của la hán quả
Tên “La hán quả” được giải thích là do những truyền thuyết từ Trung Quốc: từ thời nhà Đường, Quế Lâm là một trung tâm của Phật giáo, có rất nhiều ngôi chùa. Các tu sĩ Phật giáo được cho là đã dùng quả của cây này làm thực phẩm thường ngày nên đã giúp cơ thể dẻo dai, chống bệnh và trường thọ cùng sự luyện tập võ nghệ để phòng thân.
Thành phần
Về thành phần hóa học, la hán quả chứa 25-38% đường (10-18% fructose và 5-15% glucose). Chứa saponin (Mogroside V ngọt hơn sucrose 300 lần và Mogroside VI ngọt hơn sucrose 126 lần), chất nhầy (D-mannitol), protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng có lợi (mangan, sắt, kẽm, selen, iot).
Do chứa nhiều saponin có độ ngọt cao nên quả la hán rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng la hán quả còn có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm và chống lão hóa.
Chuyên trị các chứng bệnh
Trong trường hợp viêm họng hạt, đặc biệt có tác dụng giảm kích ứng niêm mạc hầu họng, rất thích hợp dùng cho giảng viên, ca sĩ và các chế phẩm chữa ho, giải nhiệt.
Theo y học cổ truyền, quả la hán có vị ngọt và có tính mát. Nhập phế, đại tràng. Nó có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng. Nó được dùng cho các bệnh sốt, viêm phế quản, ho gà, ho do lao, viêm họng, giảm giọng, ho có đờm, táo bón, tiểu đường. Liều dùng: 9-15g/ngày, sắc lên hoặc hãm uống.Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp điều trị và thực đơn điều trị của la hán quả.
Công thức pha chế các loại thuốc
Nước quả la hán: la hán 1-2 quả nghiền đập vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống thường ngày 1 – 2 lần. Dùng tốt cho người bị viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.
Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước. Ngày sắc 1 lần hoặc hãm uống. Dùng tốt cho người bị viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
Nước la hán mứt hồng: la hán 1 quả, mứt hồng 1 quả. Quả la hán nghiền đập vụn cho vào nồi; thêm nước sắc ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bị dị ứng, ho gà (ho dài ngày thành cơn).
Nước la hán bàng đại hải: la hán 1 quả , bàng đại hải 2 – 3 hạt. La hán nghiền đập vụn, nấu sắc kỹ, chia uống trong ngày. Trị đại tiện táo kết, đường ruột táo nhiệt.
Xirô bối mẫu la hán quả: xuyên bối mẫu 10g, la hán 1 quả. La hán nghiền đập vụn, thêm ít đường hoặc mật lượng thích hợp; nấu sắc kỹ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị lao phổi, viêm khí phế quản; viêm họng khô có sốt, ho khan ít đờm.
Canh la hán: la hán quả 50g, thịt lợn nạc 100g. La hán thái lát, cho vào nồi, đổ nước đun kỹ; cho thịt nạc vào nấu canh, thêm bột gia vị, ăn với cơm trong ngày. Món này hỗ trợ điều trị bệnh lao rất tốt.
Y học cổ truyền chứa đựng vô số bài thuốc gần gũi và đơn giản, cùng nmn.vn tìm hiểu thêm nhiều bài thuốc khác nữa nhé.
Nguồn: suckhoedoisong.vn