Cuộc sống càng hiện đại thì càng kéo theo nhiều áp lực và căng thẳng. Đó cũng là một nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm chưa được cải thiện và có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng các nghiên cứu hiện nay cho thấy trầm cảm là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và tâm lý.
Thực trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ đến gần 4% dân số nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Phụ nữ là đối tượng dễ bị các bệnh liên quan đến rối loạn trầm cảm hơn đàn ông; đặc biệt là các giai đoạn: trầm cảm sau hôn nhân, trầm cảm khi mang bầu và trầm cảm sau sinh.
Các biểu hiện trầm cảm thường gặp: Cảm giác buồn chán, trống rỗng; Khó tập trung suy nghĩ, hay quên; Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng; Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều; Hay cáu gắt, giận dữ; Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày; Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều; Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Cung cấp dinh dưỡng là việc cần thiết để cải thiện
Khi cơ thể bị suy nhược, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị gián đoạn. Để vực dậy sức khỏe, người bệnh cần cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng; lựa chọn những thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh của não bộ.
Bổ sung protein và Carbohydrate
Các loại protein có trong thịt gà, cá, trứng, sữa cung cấp cho não các loại acid amin thiết yếu của cơ thể; trong đó có tyrosine. Tyrosine giúp làm tăng dopamine và norepinephrine trong não, tăng dẫn truyền thần kinh; cho tinh thần tỉnh táo, tăng cường độ tập trung, cải thiện trí nhớ.
Trong lương thực khô, rau xanh, trái cây, đậu lăng có chứa một lượng lớn carbonhydrat là serotonin; đây là chất hoạt động thần kinh được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng cải thiện tinh thần, tránh stress.
Magie là chất cần thiết trong thực đơn giúp cải thiện bệnh trầm cảm
Ma-giê được biết đến là loại “khoáng phép lạ” và được dùng như một loại chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong điều trị chứng lo âu và trầm cảm. 80% người bị thiếu ma-giê bị mất ổn định về tinh thần.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hội đồng quản trị về y học gia đình Mỹ cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa lượng ma-giê thấp và trầm cảm, đặc biệt là ở người trẻ. Ngoài ra, một đánh giá được công bố trong báo cáo dược năm 2013 kết luận rằng: “Các chế phẩm có ma-giê là một chất bổ sung có giá trị trong quản lý bệnh trầm cảm”.
Bạn cũng có thể làm tăng sự ma-giê qua 5 loại thực phẩm giàu ma-giê như: hạt bí đỏ, ca cao, hạt vừng, hạnh nhân và đậu phộng.
Một số sản phẩm tốt khác
Chuối có chứa hợp chất thuộc nhóm alkaloid có thể truyền cảm hứng cho tinh thần con người, gia tăng sự tự tin. Chuối còn chứa nguồn tryptophan và vitamin B6 phong phú có thể giúp bộ não sản xuất serotonin làm tăng dẫn truyền thần kinh.
Bơ chứa một lượng lớn protein có tác dụng chống trầm cảm. Các chất béo bão hòa và kali trong quả bơ giúp ổn định tâm trạng, kiểm soát tốt cảm xúc. Người bệnh trầm cảm nên ăn bơ thường xuyên.
Dừa là một loại quả có nhiều công dụng trong đó có việc giúp bệnh nhân thoát khỏi trầm cảm hiệu quả bởi nó chứa nhiều chất điện giải; và nhiều loại chất béo cần thiết cho hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh.
Nmn hi vọng sẽ giúp được cho bạn có lựa chọn những thực phẩm tốt để cung cấp dưỡng chất quý giá cho cơ thể; giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trầm cảm ở phụ nữ; hồi phục nhanh và sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Nguồn: dinhduong.online