Suy dinh dưỡng là tình trạng khá phổ biến, không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả người già. Người già suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác như bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy mà bài viết tiếp theo sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết về bệnh suy dinh dưỡng ở người già. Cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng suy dinh dưỡng này.
Lý do khiến suy dinh dưỡng ở người già
Suy dinh dưỡng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thường thấy nhất là vì chế độ ăn uống không hợp lý và không điều độ; chỉ ăn qua loa, ăn thiếu chất lượng, thậm chí là có bữa đói; bữa no nên mới dẫn tới việc không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Một nguyên nhân khác là do những khó khăn trong sức khỏe khi tuổi đã cao. Người già thường có răng kém nên việc nhai thức ăn không còn dễ dàng như xưa; dẫn tới hấp thu dưỡng chất kém. Thêm nữa, việc tiết nước bọt cũng như vị giác và khứu gíac đều bị suy giảm, khiến người cao tuổi không có cảm giác thèm ăn.
Suy dinh dưỡng còn có thể là vì dị ứng; lo lắng về rối loạn tiêu hóa dẫn tới kiêng ăn quá nhiều thứ; thậm chí cả sữa và cá cũng không ăn khiến nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được đáp ứng. Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày; viêm đại tràng co thắt, bị trầm cảm mạn tính, sa sút trí tuệ, nghiện rượu… cũng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng khi về già.
Nhận biết suy dinh dưỡng ở người già
Tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể bị sụt cân từ 5-10% trong khoảng thời gian chỉ có 6 tháng đến một năm. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, hay quên, thường cáu gắt vô cớ. Bệnh suy dinh dưỡng kéo dài sẽ từ từ biểu hiện ra bên ngoài; người bệnh sẽ thấy miệng khô, lưỡi và môi bị lở, da khô nhợt nhạt; tóc giòn, móng tay và móng chân dễ gẫy. Suy dinh dưỡng ở người già còn có các triệu chứng suy giảm chức năng tiêu hóa như buồn nôn; đi ngoài thì phân lúc lỏng lúc rắn thất thường, hay bị đau bụng…
Nếu người cao tuổi bị suy dinh dưỡng kèm theo các chứng bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim, viêm gan, bệnh về xương khớp… thì bệnh sẽ ngày càng nặng; diễn biến nhanh chóng khiến cơ thể trở nên suy nhược nghiêm trọng. Nếu thấy tình trạng bệnh bất thường thì cần đi khám ngay để tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như cơ thể.
Chế độ ăn hợp lý giúp phòng ngừa bệnh
Chế độ ăn uống là điều quan trọng nhất để giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Người cao tuổi cần ăn đúng giờ cũng như hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các món ăn chế biến cho người già nên ở dạng mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Tuy nhiên, không nên xay nhuyễn thức ăn vì sẽ làm mất mùi vị, không ngon. Trong bữa ăn cũng nên có món canh để người già dễ nuốt hơn đồng thời có thể ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo đủ số lượng.
Về thức ăn thì có thể giảm lượng cơm và thay thế bằng các loại khoa củ, bắp ít năng lượng; không gây béo phì mà lại còn nhiều chất xơ giúp đào thải cholesterol thừa. Người cao tuổi cũng nên ăn nhiều cá, mỗi tuần ăn ít nhất ba bữa chính có cá và bổ sung thêm các chất đạm thực vật như đậu hũ; sữa đậu nành, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… Ăn thêm rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Đến với nmn sẽ mang lại cho bạn kiến thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Nguồn: dinhduong.online