Ở độ tuổi trung niên trở đi, căn bệnh thoái hóa cột sống cổ trở nên phổ biến; gây ra những cảm giác đau đớn khó chịu khi cúi hoặc xoay cổ. Thậm chí cơn đau thoái hóa đốt sống cổ còn có thể lan rộng lên đầu và các bộ phận khác trên cơ thể.
Làm sao để ngăn ngừa và phương pháp bảo vệ sức khỏe nào nên được áp dụng?
Mục lục
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm ra sao?
Không chỉ phổ biến với người già và tuổi trung niên; thoái hóa đốt sống cổ còn xảy đến cả với những người trẻ ít vận động hay dân văn phòng,… .
Tỷ lệ mắc bệnh này giữa nam và nữ đều ngang nhau; nó mang đến những cơn đau nhức nghiêm trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.
Cách ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Với xuất phát nguyên nhân phần lớn do yếu tố nghề nghiệp; chúng ta cần quan tâm nhiều hơn với đặc điểm công việc của mình và điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho phù hợp.
Thường xuyên xoa bóp vùng cổ
Dành thời gian nghỉ ngơi, không nên cố quá sức trong công việc. Ngoài ra bạn cần hạn chế tối đa những ảnh hưởng, tác động không tốt đến vùng cổ cũng như các đốt sống.
Tạo thói quen thường xuyên vận động
Đối với những người có công việc buộc phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính như nhân viên văn phòng… cần tạo thói quen hoạt động, bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Bạn không nên làm việc, không ngồi suốt trên máy tính trong một thời gian dài.
Duy trì thói quen luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng. Nếu muốn xoa bóp, bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn cần bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin, magie, canxi, kẽm… Việc bổ sung những dưỡng chất cho cơ thể sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa đốt sống…
Điều chỉnh tư thế làm việc
Ghế ngồi làm việc phải có độ cao phù hợp so với chiều cao của người sử dụng và so với mặt bàn. Ngoài ra bạn nên duy trì một khoảng cách thích hợp từ tay đến máy tính hay bàn làm việc. Đồng thời sử dụng máy tính có màn hình lớn (tối thiểu 17 inch) để cơ thể và phần cổ không bị mỏi hay căng khi làm việc. Đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ, ngồi cách màn hình từ 50 – 66cm. Tuyệt đối không để màn hình quá thấp hoặc quá cao khi so sánh với tầm mắt.
Hai vai giữ ngang bằng, lưng luôn thẳng khi làm việc. Đồng thời điều chỉnh ghế ngồi làm việc sao cho hai cẳng tay thẳng và song song với mặt bàn.
Thay đổi tư thế khi ngủ
Trong thời gian ngủ, bạn không nên nằm một chỗ mà hãy thường xuyên thay đổi tư thế. Bởi nếu chỉ nằm một hoặc hai tư thế, phần cổ của bạn rất dễ bị tổn thương và dễ bị vẹo.
Bạn không nên nằm sấp khi ngủ. Bởi việc nằm sấp có thể khiến cho phần cổ bị gập xuống đất. Từ đó khiến bệnh thoái hóa cột sống cổ dễ hình thành. Ngoài ra bạn cũng không nên sử dụng gối quá cao để gối đầu.
Tuyệt đối tránh ấn cổ, cúi quá thấp
Để phòng ngừa tình trạng trật khớp mỏm đốt sống hoặc gãy dẫn đến bại liệt tứ chi hay thậm chí là tử vong, bệnh nhân tuyệt đối không được ấn cổ, không vặn cổ. Gối dùng để gối đầu cần có độ dày vừa phải, bạn cần tránh thực hiện tư thế quá cúi gấp hoặc quá ưỡn cổ; tránh mang vác và đội vật nặng lên đầu.
Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc
Không ngồi xem tivi hoặc làm việc trước màn hình máy tình trong một thời gian dài với một tư thế.
Không nên đột ngột bẻ, vặn cổ khi cảm thấy mỏi. Bởi đây đều là những động tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên ngồi gập cổ hoặc cúi cổ quá lâu (đọc báo, đọc sách, xem tivi). Khi ngồi trên tàu xe đi đường dài, ghế ngồi cần phải có phần tựa lưng và tựa đầu.
Điều trị ngay khi bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Khi nhận thấy cơ đau mỏi xảy ra ở vùng cổ, đầu, gáy lan rộng xuống hai cánh tay hoặc bị liệt tứ chi, người bệnh tuyệt đối không được bấm, vặn, nắn, vẹo mạnh. Bởi điều này có thể hình thành nên những tổn thương nghiêm trọng tại các dây thần kinh, mạch máu ở vùng cổ. Trong trường hợp vùng cổ bị đau mỏi, bạn nên đến các cơ sở y tế, chuyên khoa thần kinh để tiến hành thăm khám, xác định bệnh lý. Sau đó chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xảy ra phổ biến. Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị, người bệnh có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi nhận thấy vùng cổ xuất hiện cảm giác đau hoặc co cứng, người bệnh nên đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc, điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Để có được nhiều kiến thức hơn trong trang bị bảo vệ sức khỏe, hãy truy cập nmn.vn với kho thông tin kiến thức mới nhé!
Nguồn: soyte.ninhbinh.gov