Phương Pháp Bảo Vệ Sức Khỏe, Sống Khỏe

Những ảnh hưởng không ngờ khi trồng cây trên bàn làm việc

Trồng cây trên bàn làm việc giúp tạo ra không gian xanh hơn. Màu xanh của cây là màu điển hình giúp giảm căng thẳng trong công việc. Các cây xanh ngoài tác dụng trang trí thì còn có thể hút bức xạ của máy tính. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng có tác dụng đó; nó thậm chí còn gây hại đến sức khỏe của con người.

Người ta thường nhắc nhau rằng trồng các loại cây như cây trường sinh; trầu bà; thủy tiên;… ở trong nhà vừa tạo cảnh quan hợp mắt lại là phương pháp bảo vệ sức khỏe, giúp thư giãn tâm hồn. Vậy thực hư điều này như thế nào; cùng tìm hiểu dưới bài biết này nhé!

Lợi ích từ trồng cây xanh

Tạo cảm giác thư thái

Theo Phó giáo sư tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM;cây xanh không chỉ làm đẹp không gian, làm sạch không khí; mà nó còn đem lại cho nhân viên một cảm giác thoải mái và thư thái.

Chính nhờ màu xanh tươi mát của cây có tác dụng rất lớn đến mắt; giúp làm dịu mắt khi phải nhìn nhiều vào các màu đen xám của phòng làm việc.

cây xanh trong văn phòng

Điều hòa không khí

Cùng với đó, chức năng quang hợp của cây giúp lọc sạch không khí chứa nhiều khí bụi như CO2 hay các khí độc toát ra từ sơn mài, sơn chống thấm,… ở tường. Chậu cây xanh giống như một bộ máy điều hòa không khí mini; giúp tạo không khí tươi mát trong phòng làm việc kín bận rộn.

câyhút bức xạ máy tính

Tuy nhiên, để giúp có sự thư thái tốt nhất, điều hòa tâm trạng tốt nhất thì nên chọn những loài cây xanh có nhiều mầm lộc. Chú ý tránh chọn những cây có hình dáng kỳ dị để tránh gây ra cảm giác bất an, lo lắng.

Thực hư việc hút bức xạ của cây xanh

Nhiều bài viết trên truyền thông cho rằng một số loại cây có thể hút bức xạ có hại từ máy tính, giúp trung hòa aceton, formaldehyde… nhưng chưa có cơ sở khoa học hay nghiên cứu nào minh chứng điều này. Vì thế, người ngồi trong phòng làm việc cứ mỗi giờ nên đi ra ngoài khoảng 10 phút.

Bác sĩ Bay cho biết một số loại cây đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt khi để trong phòng làm việc là cây trầu bà, cây lưỡi hổ và cây dừa cảnh. Những loại cây này có tác dụng loại trừ bụi bẩn trong không khí và chuyển đổi khí CO2 thành O2 vào ban đêm.

trầu bà

Lưu ý khi trồng cây

Không nên chọn trồng những loại cây mang độc tố

Bác sĩ Bay cũng cảnh báo một số loại cây có hại, không nên trồng trong phòng làm việc như cây xương rồng kiểng, hoa thủy tiên, vạn thiên thanh, huệ lily, đỗ quyên, môn kiểng, xương rồng bát tiên, môn lá lớn, hồng môn, dạ lan, cẩm tú cầu, hoa loa kèn Arum (ý lan).

Nhiều bộ phận trên các loại cây này có chứa độc tố, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa… khi ăn phải hay gây bỏng, ngứa rát da khi tiếp xúc, dính phải nhựa cây.

“Nhiều người thấy hoa thủy tiên đẹp nên thường để ở cửa sổ, bàn làm việc; có khi để trong phòng ngủ mà không biết củ của cây có chất alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải”, PGS Bay lý giải.

hoa thủy tiên

Cẩn trọng với các loài cây ưa tối

Thạc sĩ Phan Tiến Tâm, giảng viên Trường đại học Kiến trúc TP.HCM, cho biết trồng cây xanh văn phòng trước tiên phải là những cây có khả năng sống trong bóng tối; như cây phú quý, tróc bạc, trầu bà, trầu bà đế vương đỏ, trường sinh, ngũ gia bì, ngọc ngân, thanh tâm…

Có một số loại cây thường được dùng làm cảnh chỉ trồng được ngoài ánh mặt trời; như cây cỏ lan chi, dương xỉ, cây ánh dương, cẩm thạch, thanh tú, cẩm tú. Nhưng dù là cây ưa tối cũng nên đưa ra ngoài trời ít nhất một lần mỗi tuần; mỗi lần ít nhất 2 giờ.

Chọn cây có chiều cao phù hợp

Bên cạnh đó, trồng cây xanh phụ thuộc vào các yếu tố bố cục bài trí, màu sắc lá cây, vừa tầm nhìn, hài hòa với không gian; nên chọn cây có chiều cao khoảng 30-40cm.

Tuyệt đối đừng ngủ cùng cây

Theo PGS Nguyễn Thị Bay, ban đêm cây xanh nhả khí CO2 và lấy khí O2; nếu để cây trong phòng ngủ, chúng ta sẽ hít phải khí CO2, không tốt cho sức khỏe.

Hơn nữa, ban đêm cả người và cây đều lấy khí O2 và nhả khí CO2; làm mất cân bằng không khí.

Nếu có mang cây xanh vào phòng ngủ, có thể chọn cây sống trong môi trường kém ánh sáng và có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2; như cây trầu bà, thường xuân, nha đam, lưỡi hổ.

cây thường xuân

Để có được nhiều kiến thức hơn trong trang bị bảo vệ sức khỏe, hãy truy cập nmn.vn với kho thông tin kiến thức mới nhé!

Nguồn: tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.