Bệnh gout là một loại bệnh lý gây viêm khớp. Đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh được điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu chủ quan thói quen sinh hoạt vẫn là nguyên nhân thì quá trình điều trị sẽ khó khăn. Vậy những thực phẩm mà bệnh nhân bị gout nên ăn gì và không nên ăn gì?
Gout là gì?
Xem thêm: dinh dưỡng theo bệnh lý
Bệnh gút là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm các khớp đột ngột. Bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái và cũng ảnh hưởng đến các ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Khi có quá nhiều axit uric trong máu sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh này. Các tinh thể axit uric sẽ đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn gút thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài từ 3-10 ngày. Hầu hết bệnh nhân gút không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Những người khác có quá nhiều axit uric do lý do di truyền hoặc chế độ ăn uống.
Thực phẩm có ảnh hưởng tới Gout hay không?
Bạn có biết rằng một số loại thực phẩm chứa nhiều purin có thể gây ra các cơn gút bằng cách làm tăng nồng độ axit uric? Đối với người khỏe mạnh, thực phẩm chứa nhiều purin không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, do người bị bệnh gút không thể loại bỏ axit uric hiệu quả nên nếu nạp quá nhiều nhân purin sẽ làm tích tụ axit uric và gây ra các cơn gout.
Để phòng ngừa cơn gút cấp, bạn chỉ cần hạn chế thức ăn chứa nhiều nhân purin và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thức ăn chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu, bia. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, một số loại rau có hàm lượng purin cao không làm khởi phát cơn gút. Ngoài ra, đường fructose và bánh kẹo dù không chứa nhiều purin cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.
Nên ăn gì và không ăn gì nếu mắc bệnh?
Thức ăn không nên ăn
- Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
- Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
- Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
- Hải sản: sò điệp, cua, tôm
- Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
- Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
- Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.