Phương Pháp Bảo Vệ Sức Khỏe, Sống Khỏe

Phòng tránh và điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương là một trong những căn bệnh phổ biến ở những người cao tuổi. Do quá trình dần lão hóa tự nhiên của cơ thể; loãng xương gây đau nhức, thoái hóa; thậm chí còn làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Vậy cần có phương pháp bảo vệ sức khỏe cũng như điều trị kịp thời tình trạng loãng xương ở người già.

Loãng xương là gì?

Loãng xương xảy ra khi xương mất dần canxi; khiến xương bị xốp, yếu và trở nên dòn và dễ gãy hơn. Bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, tuổi tác. Đến khi người bệnh cảm thấy đau, nhức trong xương là bệnh đã trở nặng; do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.

Các nhận biết dấu hiệu loãng xương

dấu hiệu của loãng xương

-Đau nhức đầu xương:

Một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương; bạn sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân

-Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối; những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương; cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

-Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn; gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh toạ. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế; nên rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

Ngoài ra, ở những người cao tuổi bị loãng xương loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương

Ở những người cao tuổi do hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên dễ dẫn đến mắc phải nhiều bệnh; trong đó có các bệnh về xương khớp và loãng xương. Bên cạnh đó còn do các yếu tố tác động bao gồm:

– Do bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).

– Do bệnh thận nặng đào thảo quá nhiều canxi ra khỏi cơ thể

– Do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc chống động kinh, các loại thuốc kháng viêm dài ngày khiến cho sự hấp thụ canxi của cơ thể kém đi.

– Quá trình hấp thụ canxi ở người cao tuổi kẽm đi khiến cho cấu trúc xương thiếu chắc khỏe.

– Do mắc phải các bệnh xương khớp mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

– Do ít vận động hoặc chấn thương.

tác nhân gây loãng xương

Chống loãng xương bằng cách nào?

tìm ra nguyên nhân gây loãng xương

Để khắc phục và điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi cần kết hợp thực hiện nhiều phương pháp; gồm sử dụng thuốc điều trị kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học; sẽ thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc

– Đó là các nhóm thuốc gồm thuốc tái tạo xương, thuốc chống hủy xương rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả các bệnh nhân.

– Nhóm thuốc giúp tạo xương bao gồm: canxi, vitamin D, thuốc chống đồng hóa

– Nhóm thuốc chống hủy xương: nhóm thuốc này rất quan trọng có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương; và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Nhóm thuốc bao gồm các nhóm nhỏ là hormone và các chất tác động đến hormone (Premarin, prempak C, Livial,…); nhóm thuốc Calcitonin và nhóm thuốc bisphosphonat.

Tất cả các loại thuốc sử dụng chữa bệnh loãng xương cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng, phù hợp với tình trạng bệnh đạt hiệu quả cao nhất và an toàn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm và tác dụng phụ.

Sinh hoạt lành mạnh

chạy bộ

– Người già nên tăng cường vận động với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe. Có thể đi bộ, tập các bài tập dưỡng sinh, tập yoga,… Đây là yếu tố vô cùng cần thiết khi điều trị bệnh loãng xương mà người bệnh cần tuân thủ thực hiện.

– Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá; vì chúng gây cảm trở tới việc điều trị bệnh và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực đơn bổ sung nhiều dinh dưỡng

thực đơn chống loãng xương

Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày; gồm: sữa, hải sản, tôm, cua, cá, các loại đậu, mộc nhĩ, bông cải xanh, bắp cải, rau bina,….

Bên cạnh đó trong chế độ ăn cần kiêng muối; vì có thể làm nghiêm trọng tình trạng bị loãng xương và cao huyết áp. Ngoài ra, người già cần nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc nặng để không gây tổn thương thêm cho hệ xương khớp.

Để có được nhiều kiến thức hơn trong trang bị bảo vệ sức khỏe, hãy truy cập nmn.vn với kho thông tin kiến thức mới nhé!

Nguồn: cxmedical.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.